Làm Sao Để Nhân Viên Có Động Lực Làm Việc Trong Ngành Công Nghiệp Phụ Trợ?

Làm Sao Để Nhân Viên Có Động Lực Làm Việc Trong Ngành Công Nghiệp Phụ Trợ?

Làm Sao Để Nhân Viên Có Động Lực Làm Việc Trong Ngành Công Nghiệp Phụ Trợ?

15:58 - 18/02/2019

Nhân viên hay còn gọi là nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Vậy làm sao để nhân viên có động lực làm việc, đặc biệt là nhân viên trong ngành công nghiệp phụ trợ? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời nhé!

Tổng Quan Về Các Doanh Nghiệp Hoạt Động Trong Ngành Sản Xuất Khuôn Mẫu
Ứng Dụng Của Thép SKD61 Trong Ngành Cơ Khí Chế Tạo
Thép SKD11 – Thép Làm Khuôn Dập Nguội
Quy Trình Sản Xuất Tinh Gọn Và Sự Cần Thiết Của 5S
Khuôn Mẫu Và Quy Trình Sản Xuất Khuôn Mẫu

Ngành công nghiệp phụ trợ

Trước hết, chúng ta sẽ nói một chút về ngành công nghiệp phụ trợ. Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách hiểu về công nghiệp phụ trợ.

Ở góc độ hẹp, công nghiệp phụ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, công nghiệp phụ trợ được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm.

Nhìn vào hiện trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ trong những năm qua có thể thấy, nhu cầu về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là rất lớn, đặc biệt là khi tốc độ đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng cao. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh, đòi hỏi chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp hỗ trợ sẽ ngày càng khắt khe hơn.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngoài việc phải đầu tư nhiều hơn cho dây chuyền công nghệ mới, hiện đại để đáp ứng yêu cầu sản xuất thì việc trang bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình này ngày càng trở nên bức thiết. Do đó, doanh nghiệp cần phải tạo động lực cho nhân viên để họ có thể phát huy hết năng lực của mình, từ đó tạo ra một lợi thế cốt lõi bền vững cho doanh nghiệp đó.

Cách tạo động lực làm việc cho nhân viên

Trên thực tế, có rất nhiều cách, những việc làm, hành động để tạo động lực cho nhân viên. Tuy vậy, nhà quản trị cần biết cái cốt lõi là gì, phải bắt đầu từ gốc rễ chứ không chỉ là thực hiện những hoạt động ở phần ngọn hay lá.

Chúng ta phải biết được rằng những yếu tố nào tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Từ đó, nhà quản trị sẽ có những chính sách, hành động cụ thể phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Nó bao gồm các yếu tố như:

Điều kiện vật chất làm việc

Là tập hợp các yếu tốmà trong lúc làm việc người lao động phải tiếp xúc. Nó tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài.

Mọi người đều thích làm việc trong môi trường tốt. Do đó môi trường làm việc thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ làm việc của nhân viên.

Công việc

Mỗi người có cá tính khác nhau sẽ thích những công việc có tính chất khác nhau. Vì vậy, nếu nhân viên được giao công việc phù hợp với chuyên môn, cá tính của họthì năng lực làm việc sẽ được phát huy cao nhất.

Quan hệ đồng nghiệp

Khi tiền lương đủ đáp ứng nhu cầu vật chất sinh hoạt hàng ngày, thì người ta thường đòi hỏi những nhu cầu tinh thần khác, đó là được giao tiếp, quan hệ thân thiện với đồng nghiệp. Bởi vì trong quá trình làm việc, mỗi người sẽ phải làm việc với nhiều người khác nhau, cùng hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc. Họ có thể là thành viên của một nhóm, có thể không nhưng đều chịu sự tương tác lẫn nhau, tất cả tạo thành một hệ thống không ai hoạt động riêng lẻ.

Do đó, nếu mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng tốt đẹp hơn sẽ giúp công việc tiến hành thuận lợi, trôi chảy, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên.

Sự công nhận

Một nhân viên sẽ cảm thấy có động lực hơn khi nỗ lực làm việc của họ được mọi người công nhận. Sự công nhận này không chỉ thể hiện qua chức vụ, tiền lương hay các khoản khen thưởng mà đôi khi chỉ cần một lời khen từ sếp đã đủ tiếp thêm sức mạnh cho họ rồi. Do đó, đừng tiết kiệm những lời khen của mình đối với những người xứng đáng nhận được lời khen đó.

Sự quan tâm và thấu hiểu từ nhà quản lý

Nhân viên sẽ có động lực làm việc khi họ cảm thấy thoải mái và được trân trọng tại nơi làm việc. Do đó, hãy quan tâm nhiều đến họ để có thể thấu hiểu được những nhân viên của mình. Có nhiều cách để thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho nhân viên. Chẳng hạn như lắng nghe những ý kiến của họ, giao nhiệm vụ theo cách tương tác hai chiều, quan tâm để cả gia đình của nhân viên,…

Trên đây là một số lời khuyên để giúp nhân viên có động lực làm việc, hi vọng những thông tin này giúp ích được cho bạn!